Không vay tiền vẫn bị đòi nợ!

 

Không vay tiền vẫn bị đòi nợ!

Hiện nay, các dịch vụ cho vay tín chấp phát triển và có nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng không vay tiền nhưng vẫn bị đơn vị tài chính nào đó gọi điện thoại đến yêu cầu thanh toán. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khách hàng không vay tiền vẫn bị đòi nợ. Khi gặp những trường hợp này, bạn nên biết cách xử lý để tránh bị làm phiền trong tương lai. 

Ficombank đã tổng hợp những lý do khiến bạn không vay tiền vẫn bị đòi nợ. Hãy tham khảo để lưu ý và có cách xử lý nếu rơi vào trường hợp này. 

Thực trạng không vay tiền vẫn bị đòi nợ hiện nay

Thực trạng không vay tiền vẫn bị đòi nợ xảy ra khá phổ biến tại nước ta. Nhiều khách hàng phản ánh rằng họ không hề vay tiền nhưng vẫn có các cuộc gọi đến đòi nợ. Một số bên đòi nợ quá kích còn đe dọa và có thái độ giang hồ với khách hàng. Những cuộc gọi đến liên tục khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị làm phiền trong đời sống thường ngày. 

Có thể thấy rằng, những cuộc gọi đòi nợ thường đến từ các đơn vị cho vay tín chấp. Khi hình thức cho vay tín chấp phát triển, khách hàng dễ dàng có được tiền chỉ với số điện thoại. Do vậy, nhiều người sử dụng thông tin cá nhân của người khác để vay tiền. 

Nếu như người đi vay không trẻ tiền thì bên cho vay sẽ liên lạc thông qua số điện thoại trên hợp đồng tín dụng. Khi đó, dù không đi vay thì nhiều người vẫn gặp phải các cuộc gọi đòi nợ đến từ tổ chức cho vay. 

Nguyên nhân không vay tiền vẫn bị đòi nợ

Việc không vay tiền vẫn bị đòi nợ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhiều người. Bạn cần biết được những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng không vay nhưng bị đòi nợ. Khi đó, bạn mới có thể xác định được cách giải quyết hợp lý. 

1/ Người tham chiếu vay cho bạn bè, người thân

Khi chấp nhận trở thành tham chiếu vay cho bạn bè, người thân thì thông tin cá nhân của bạn sẽ có trên hợp đồng tín dụng. Sau đó, nếu như bạn bè, người thân của bạn trả nợ đúng hạn thì sẽ không có việc gì xảy ra. 

Tuy nhiên, nếu như người thân, bạn bè của bạn trả nợ không đúng hạn thì bên cho vay sẽ tìm cách liên lạc. Trường hợp không liên lạc được với người vay thì tổ chức tín dụng sẽ gọi cho người tham chiếu. Khi đó, dù bạn không vay tiền vẫn bị đòi nợ như những người đi vay. 

2/ Bị đánh cắp thông tin CMND, hộ khẩu

Hình thức cho vay tín chấp chỉ cần có CMND hay sổ hộ khẩu thì đã có thể vay tiền nhanh chóng. Do vậy, nhiều kẻ xấu lợi dụng điều này để đánh cắp thông tin của người khác. Kẻ gian sử dụng thông tin của bạn đi vay vốn tại các tổ chức cho vay. Sau đó, chúng không trả tiền và bạn sẽ phải chịu những cuộc gọi đòi nợ từ phía tổ chức cho vay. 

Còn có trường hợp bạn bè, người thân lấy thông tin của bạn để đi vay tiền. Tuy nhiên, người đi vay lại không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Khi đó, bạn phải chịu các cuộc gọi đòi nợ từ phía tổ chức cho vay. 

Cách xử lý không vay tiền vẫn bị đòi nợ

Khi bạn gặp trường hợp không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải bình tĩnh. Trước hết, bạn phải hỏi được các thông tin của người vay, đơn vị cho vay, số tiền, lãi suất. Sau đó, nếu như nhận thấy người vay là bạn bè, người thân của mình thì hãy liên hệ với họ để giải quyết. 

Nếu như các thông tin liên quan không đúng với bạn thì nên nói rõ với bên đòi nợ là mình không biết. Đồng thời cảnh báo với bên đòi nợ rằng bản thân bạn không vay tiền, bên đòi nợ cần kiểm tra các thông tin đầy đủ, chính xác và cẩn thận trước khi gọi điện. Ngoài ra, nếu bên đòi nợ vẫn tiếp tục gọi sẽ nhờ pháp luật can thiệp. 

Bạn nên ghi âm lại các cuộc gọi để làm bằng chứng sau này. Đồng thời, nói chuyện bình tĩnh, nhẹ nhàng bởi vì nóng giận cũng không giải quyết được vấn đề. Ngoài ra, trước khi xác minh đầy đủ thông tin thì không tự ý chuyển tiền cho người lạ. 

Pháp luật có quy định về đòi nợ vô cớ không?

Hiện nay, vấn đề không vay tiền vẫn bị đòi nợ chưa được quy định cụ thể trong pháp luật. Tuy nhiên, các tội như gửi tin nhắn rác hay vu khống có quy định cụ thể ở luật. 

1/ Thông tin pháp lý về tội gửi tin nhắn rác

Các hành vi gửi tin nhắn rác đến để làm phiền người khác có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thông thường, hành vi gửi tin nhắn chứa nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm sẽ bị phạt hành chính với mức phạt lên đến 80 triệu đồng. (Điều b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP). 

2/ Thông tin pháp lý về tội vu khống

Tội vu khống được quy định cụ thể tại điều 156 của Bộ luật Hình sự 2015. Các hành vi bịa đặt, lan truyền gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu. Những hành vi có tội nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm, cải tạo không giam giữ 2 năm.

Xem nội dung gốc tại đây: https://ficombank.com.vn/khong-vay-tien-van-bi-doi-no/

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Website: https://ficombank.com.vn/
  • Mail: Vietnam.ficombank@gmail.com
  • Địa chỉ:Số 927 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM

THEO DÕI CHÚNG TÔI:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền bằng bằng lái xe B2

Social Ficombank

Logo ngân hàng acb